Tháng 6 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch giao dịch toàn cầu, khi các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) họp bàn về chính sách tiền tệ. Những quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến lãi suất mà còn định hình lại tâm lý thị trường và tác động đến xu hướng của thị trường Forex, hàng hóa, chỉ số và trái phiếu trong những tháng tới.
Lịch họp và quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương (tháng 6 – tháng 8/2025)
Ngân hàng trung ương | Quốc gia/Khu vực | Lãi suất | Ngày họp |
| Nhật Bản | 0,50% | 17/06/2025 |
| Mỹ | 4,50% | 18/06/2025 |
| Brazil | 14,75% | 18/06/2025 |
| Anh | 4,25% | 19/06/2025 |
| Thuỵ Sỹ | 0,25% | 19/06/2025 |
| Úc | 3,85% | 08/07/2025 |
| New Zealand | 3,25% | 09/07/2025 |
| Khu vực đồng Euro | 2,15% | 24/07/2025 |
| Nga | 20,00% | 25/07/2025 |
| Canada | 2,75% | 30/07/2025 |
| Ấn Độ | 5,50% | 06/08/2025 |
Cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 18/6 là sự kiện quan trọng nhất năm nay, khi thị trường tìm kiếm tín hiệu về thời điểm và quy mô cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát giảm và tăng trưởng việc làm chậm lại.
Tại sao tình hình lãi suất lại quan trọng với nhà giao dịch?
Lãi suất là yếu tố chính dẫn dắt xu hướng thị trường tài chính, ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch và vị thế thị trường.
Lãi suất tăng thường khiến đồng tiền mạnh lên, nhưng lại gây áp lực lên các tài sản không đem lại thu nhập cố định như vàng (ví dụ: XAU/USD), do dòng vốn đổ vào các tài sản có lợi suất cố định cao hơn.
Lãi suất giảm thường khiến đồng tiền yếu đi, khuyến khích tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ thị trường cổ phiếu, đặc biệt là các tài sản có mức độ rủi ro cao như cổ phiếu công nghệ.
Ngay cả khi lãi suất giữ nguyên, định hướng chính sách từ ngân hàng trung ương có thể thay đổi kỳ vọng thị trường, gây biến động trên thị trường tiền tệ, hàng hóa và chỉ số.
Ví dụ: Tác động từ định hướng của ngân hàng trung ương lên thị trường
Tín hiệu “bồ câu” (thiên về nới lỏng) từ Fed, như thông tin đề cập đến cắt giảm lãi suất hoặc quan điểm thận trọng, có thể làm đồng USD suy yếu. Điều này thường hỗ trợ giá vàng (XAU/USD), do vàng trở nên hấp dẫn hơn khi lãi suất giảm.
Ngược lại, động thái tăng lãi suất bất ngờ hoặc luận điệu “diều hâu” (thiên về thắt chặt) có thể khiến USD mạnh lên, nhưng lại gây áp lực lên thị trường cổ phiếu và các đồng tiền phụ thuộc vào hàng hóa như Đô la Úc (AUD) và Đô la New Zealand (NZD). Đồng thời, các đồng tiền trú ẩn như Yên Nhật (JPY) và Franc Thụy Sĩ (CHF) có thể tăng giá trong giai đoạn thị trường phòng tránh rủi ro.
Lý do quan trọng: Lãi suất thấp làm giảm lợi nhuận từ tài sản có lợi suất sinh lời cố định, khiến các nhà giao dịch chuyển sang vàng hoặc cổ phiếu. Lãi suất cao có tác động ngược lại, thu hút dòng vốn vào đồng tiền và rút dòng vốn khỏi các tài sản rủi ro.
Theo dõi các ngân hàng trung ương: Điểm cần chú ý
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Thị trường đang theo dõi sát sao những động thái của Fed để tìm kiếm tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay. Lạm phát hạ nhiệt, tăng trưởng việc làm chậm lại, căng thẳng thương mại và thuế quan tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và giá cả; tất cả đang gây áp lực lên quyết định của Fed. Bất kỳ thay đổi theo hướng ôn hòa nào trong phát ngôn của Fed cũng có thể tác động đến đồng USD, giá vàng, cổ phiếu và trái phiếu.
Các thị trường chính:
Các cặp tiền với đồng USD (EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD)
Vàng (XAU/USD)
Trái phiếu Mỹ (lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm, 10 năm)
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
ECB được kỳ vọng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sau ba lần giảm trước đó. Lạm phát hạ nhiệt tại Khu vực đồng Euro đã mở đường cho những thay đổi chính sách có thể làm suy yếu đồng euro nhưng sẽ hỗ trợ thị trường cổ phiếu châu Âu.
Các thị trường chính:
EUR/USD, EUR/GBP, EUR/JPY
Chỉ số DAX 40 Index, EuroStoxx 50
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE)
BOE đang phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa lạm phát dai dẳng và áp lực nới lỏng chính sách tiền tệ. Bất kỳ thay đổi nào trong động thái của BOE cũng có thể tác động lớn đến đồng bảng Anh và thị trường cổ phiếu Anh.
Các thị trường chính:
GBP/USD, EUR/GBP, GBP/JPY
FTSE 100, UK Gilts
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)
BOJ đang dần kìm hãm chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Các nhà giao dịch cần theo dõi sát sao các thay đổi về kiểm soát đường cong lợi suất hoặc động thái thắt chặt tiền tệ vì chúng có thể khiến đồng JPY tăng giá mạnh.
Các thị trường chính:
USD/JPY, EUR/JPY, AUD/JPY
Nikkei 225, Thị trường tài chính toàn cầu
Các ngân hàng trung ương khác cần theo dõi
Những ngân hàng này thường điều chỉnh chính sách để phản ứng với xu hướng toàn cầu, áp lực lạm phát và biến động giá hàng hóa:
Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sỹ (SNB): EUR/CHF, USD/CHF
Ngân hàng Trung ương Canada (BOC): USD/CAD
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA): AUD/USD , AUD/JPY
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ): NZD/USD
Chiến lược giao dịch xung quanh quyết định của các ngân hàng trung ương
Thị trường có thể biến động trước khi ngân hàng trung ương công bố quyết định.
Chuẩn bị trước sự kiện
Xem xét dữ liệu lạm phát, việc làm và tăng trưởng gần đây.
Theo dõi các bài phát biểu và dự báo chính sách.
Hiểu rõ kỳ vọng thị trường thông qua hợp đồng tương lai các cặp tiền tệ.
Giao dịch theo phản ứng thị trường, không chỉ theo tin tức
Chờ đợi biến động ban đầu lắng xuống trước khi vào lệnh.
Sử dụng tín hiệu kỹ thuật để xác nhận điểm vào lệnh.
Cẩn trọng với tín hiệu phá vỡ giả hoặc giao dịch theo cảm xúc.
Điều chỉnh rủi ro khi biến động
Mở rộng ngưỡng dừng lỗ nhưng giảm khối lượng vị th giao dịch để quản lý rủi ro.
Theo dõi chênh lệch giá, trượt giá và điều kiện thị trường.
Chiến lược dành riêng cho từng loại tài sản
Các loại tiền tệ phản ứng với chênh lệch lãi suất.
Vàng và hàng hóa tăng giá khi có tín hiệu nới lỏng tiền tệ, giảm giá khi có tín hiệu thắt chặt tiền tệ.
Chỉ số chứng khoán thường tăng khi có chính sách tiền tệ nới lỏng, giảm khi có chính sách tiền tệ thắt chặt.
Trái phiếu thường phản ánh kỳ vọng sớm của thị trường.
Đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro
Sử dụng các cặp tiền tệ chéo hoặc tài sản tương quan để giảm thiểu rủi ro.
Cân nhắc dùng quyền chọn hoặc công cụ phòng ngừa rủi ro.
Tuân thủ kế hoạch
Xác định quy tắc vào/thoát lệnh cho nhiều kịch bản.
Tránh mua/bán đuổi hoặc giao dịch quá mức.
Góc nhìn chuyên sâu từ ATFX
Tại ATFX, chúng tôi trang bị cho các nhà giao dịch công cụ và phân tích chuyên sâu nhằm tận dụng cơ hội từ các sự kiện thị trường. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương định hình triển vọng toàn cầu vào tháng 6 này, những phân tích chuyên sâu và cập nhật theo thời gian thực của chúng tôi sẽ giúp bạn luôn nắm bắt thông tin và tự tin đưa ra các quyết định giao dịch.
Truy cập phần Thông tin thị trường chuyên sâu (Market Insights) để theo dõi báo cáo giá trị về các cuộc họp chính sách và tác động của chúng trên các thị trường Forex, vàng, chỉ số chứng khoán, v.v.
Đăng nhập vào tài khoản ATFX để không bỏ lỡ các cơ hội giao dịch.